Sau gần 6 năm, Trung Nam Group vẫn ‘lận đận’ tại dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Dự án chống ngập lại tiếp tục vướng mắc nên đã tạm ngưng thi công từ giữa tháng 11/2020, thiệt hại hơn 45 tỷ đồng ở tháng đầu tiên. Trong khi đó, vấn đề đảm bảo an toàn đường thủy bị đùn đẩy. Hiện tại, dự án này vẫn ‘án binh bất động’.

Ngày 1/7 vừa qua, kết luận tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phải chủ động, nỗ lực giải quyết các nhiệm vụ tồn đọng theo tinh thần “làm việc nào dứt điểm việc đó”, Thú tướng Chính phủ dẫn chứng một số ví dụ cụ thể như tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1-dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng) và yêu cầu cơ quan quản lý nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, không để dây dưa, kéo dài.

Toàn cảnh công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng ở Sài Gòn.

Được biết, Cty Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) là chủ đầu tư dự án “Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM giai đoạn 1” có tổng đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng được thực hiện theo hình thức BT. Tuy nhiên, dự án này đã hơn 5 năm vẫn chưa hoàn thành.

Trung Nam Group xuất phát là công ty xây dựng cơ sở hạ tầng, được thành lập từ năm 2004. Sau nhiều năm hoạt động, Trung Nam Group đã trở thành một tập đoàn đa ngành, phát triển “ hệ sinh thái” gồm 14 công ty thành viên, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính, bao gồm: năng lượng, xây dựng, hạ tầng và bất động sản.

Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật của trung Nam group là ông Nguyễn Tâm Thịnh (SN 1973). Tính đến tháng 6/2019, doanh nghiệp này có vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng.

Ở lĩnh vực xây dựng, hạ tầng và bất động sản Trung Nam Group Cũng là một doanh nghiệp gây nhiều chú ý. Dù vậy, tại các dự án đầu tư xây dựng, Trung Nam Group cũng gây nhiều “tai tiếng”.

Trung Nam Group gây chú ý nhờ “siêu dự án” chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP HCM

Dự án chống ngập trị giá gần 10.000 tỷ đồng tại TPHCM tạm ngưng thi công vì vướng mắt pháp lý và nguồn vốn.

Ban đầu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP HCM được dự kiến hoàn thành sau 36 tháng thực hiện (từ năm 2016 – 2018), nhằm kiểm soát ngập do triều cường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km2, với khoảng 6,5 triệu dân thược khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM.

Đồng thời chủ động trong việc điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh rạch để cải thiện khả năng tiêu thoát nước đô thị, tạo cảnh quan môi trường cho khu vực. Dự án bao gồm 6 cống kiểm soát triều lớn với khẩu độ từ 40-160m là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định.

Ngoài ra, dự án chống ngập do triều còn có hạng mục đê bao ven sông Sài Gòn (từ Vàm Thuận đến Sông Kinh) dài 7,8km, bảo vệ các đoạn xung yếu, các cổng nhỏ dưới đê với khẩu độ từ 1-10m.

Đây là lần đầu tiên dự án chống ngập quy mô “khủng” được giao cho tư nhân thực hiện. Nếu như đúng kế hoạch, năm 2018 TP Hồ Chí Minh sẽ hết ngập do triều cường. Ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Trung Nam Group từng cam kết, trong năm 2017 đơn vị sẽ bàn giao 7,8 km đê kè hoàn thiện, cống Bến Nghé để đến ngày 30/4/2018 hoàn tất và bàn giao dự án cho thành phố. Tuy nhiên, tháng 5/2018 Trung Nam Group thông báo tạm dừng thi công dự án chống ngập ngàn tỷ do ‘hết’ tiền.

Theo Trung Nam Group, nguyên nhân dừng thi công dự án là do BIDV – Chi nhánh Nam Sài Gòn đã dừng giải ngân cho dự án bởi UBND thành phố chưa ký xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân của dự án (theo biểu Phụ lục 02A tại quyết định số 2240/QĐ/NHNN) để thực hiện thủ tục tái cấp vốn. Việc chậm xác nhận báo cáo cho vay từ phía UBND thành phố đã xảy ra từ tháng 9/2017.

Sau đó, dự án được lùi đến tháng 6/2019 rồi đến cuối năm 2019 vẫn chưa hoàn thiện. Đến tháng 5/2020, Trung Nam Group lại hứa sẽ hoàn thành dự án vào thánh 10/2020 để chào mừng Đại hội Đảng bộ TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đến hết năm 2020 Trung Nam Group vẫn “ám binh bất động”. Hiện tại, dự án vẫn đang “treo cẩu” chờ về đích dù đã hoàn thành tới 95% khối lượng công trình.

Được biết, tháng 1/2021, Trung Nam Group có văn bản gửi UBND TPHCM về thiệt hại do tạm ngưng dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) trị giá gần 10.000 tỷ đồng.

Theo phụ lục hợp đồng BT số 4769/PL-UBND ký ngày 18/11/2019 giữa UBND TP HCM và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, thời gian thực hiện hợp đồng đã hết hạn vào ngày 26/6/2020 nhưng đến nay UBND TP vẫn chưa ký kết phụ lục hợp đồng gia hạn. Vì vậy, không có cơ sở pháp lý để tiếp tục triển khai dự án.

Mỗi ngày trôi qua thiệt hại do việc chậm ký phụ lục hợp đồng BT và việc chậm bố trí vốn thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước là rất lớn, ước tính hơn 45 tỷ đồng trong 1 tháng (từ 15/11 đến 15/12/2020). Trong đó gồm chi phí nhân công, máy móc thiết bị chờ việc, thuê kho bãi bảo quản thiết bị chưa lắp đặt tại công trình, chi phí lãi vay… Vì vậy, phía chủ đầu tư kiến nghị sớm đăng ký làm việc với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tháo gỡ, cho dự án tiếp tục thực hiện.

‘Long đong lận đận’ tại nhiều dự án bất động sản

Vào năm 2008, Trung Nam Group và một số đối tác công bố thông tin sẽ xây dựng tòa tháp đôi với tổng mức đầu tư 180 triệu USD tại Đà Nẵng theo mô hình “thung lũng Silicon” của Mỹ, đạt tiêu chuẩn của một khu công nghệ thông tin mang tầm cỡ quốc tế. Tuy nhiên, sau đó dự án không được triển khai theo thời gian dự kiến.

Cho đến năm 2014, dự án chỉ là bãi đất hoang và Trung Nam Group đã rút lui khỏi dự án, bỏ lại sau lưng những lời hứa hẹn. Đến nay, dự án này đã “treo” hơn 10 năm. Phía UBND TP Đà Nẵng đang muốn thu hồi đất của siêu dự án để xây dựng khu vườn dạo.

Một dự án khác cũng khá là khu đô thị sinh thái Golden Hills – Đà Nẵng do Trung Nam Land (công ty thành viên của Trung Nam Group) làm chủ đầu tư có quy mô rộng 350 ha, tổng mức đầu tư 1,67 tỷ USD (tương đương 38.000 tỷ đồng) được khởi công xây dựng từ năm 2011 cũng liên tục “lỗi hẹn” về tiến độ.

Một gốc dự án khu đô thị sinh thái Golden Hills – Đà Nẵng

Cụ thể, sau khi xây dựng xong phần thô và đi vào hoàn thiện thì những hạn mục còn lại của dự án lại đìng trệ suốt nhiều năm. Vào giữa năm 2017, để hồi sinh dự án này, Trung Nam Land đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng và kinh doanh với Công ty TNHH Thịnh Phát Hà Nội.

Tháng 2/2019, Kita Land (thuộc Kita Group) cũng tham gia đồng đầu tư và Công ty cổ phần Bất động sản Thế kỷ (CenLand) độc quyền phân phối dự án. Tuy nhiên, trong quá trình bán những lô đất bất đống sản hình thành trong tương lai thuộc dự án Golden Hills, Kita Land bị tố vi phạm hợp đồng, vòng vo không giải quyết yêu cầu thanh lý hợp đồng, hoàn trả tiền cho khách hàng.

Đáng chú ý, 7/2019, UBND quận Liên Chiểu đã ra quyết định xử phạt 40 triệu đồng đối với Trung Nam Land vì hành vi xây dựng dự án Golden Hills City (Khu D2) khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

Cuối năm 2019, Bộ Xây dựng đã đề nghị UBND TP. Đà Nẵng rà soát, kiểm tra cụ thể 800 lô đất tại khu vực có diện tích 12,77ha ở khu B và C thuộc dự án Golden Hills City của Trung Nam Group.

Ngoài ra, trong quá trình thi công xây dựng lại Khu E, tháng 11/2019 Trung Nam Land cũng bị cơ quan chức năng huyện Hòa Vang lập biên bản vi phạm hành chính. Sau đó, Trungnam Land đã phải dừng hoàn toàn các hạng mục đầu tư xây dựng tại khu E và tập hoàn thiện hồ sơ pháp lý theo quy định.

Theo Lê Tuấn/Tạp chí Doanh nghiệp & Đầu tư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *