Thư viện tựa ngôi làng thu nhỏ trên cánh đồng cúc bi

Nằm trong cánh đồng hoa cúc rộng lớn dưới chân núi Yuntai, thư viện là nơi để mọi người đến đọc sách, giao lưu. Hơn thế nữa, ở đó còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động khác như nghe nhạc, thưởng trà, các buổi hội thảo và lưu trữ dụng cụ nông nghiệp.

Những nét độc đáo trong kiến trúc của thư viện

Thư viện được xây dựng giữa cánh đồng hoa cúc. Để tạo thuận tiện cho việc đi đến từ nhiều phía, kiến trúc sư đã thiết kế thêm một con đường hình tròn bao quanh thư viện. Đường hình tròn cùng lối đi vào uốn lượn mềm mại gợi liên tưởng đến hình ảnh bông hoa đang rung rinh trước gió và nắng mai. Thiết kế vừa ấn tượng vừa tương đồng với đặc điểm cảnh quan xung quanh.

5 khối phòng bao gồm: phòng thưởng trà, phòng đọc sách, phòng nghe nhạc, phòng ngồi thiền, phòng chờ kết hợp cùng nhà kho được kết nối với nhau bởi một hành lang rộng ở giữa. Thiết kế vừa đảm bảo sự thuận tiện trong di chuyển giữa các không gian, vừa giữ được sự riêng tư cần thiết. Thư viện được phân chia thành 5 phòng chức năng khác nhau

Để “tận dụng” trọn vẹn cảnh sắc thiên nhiên và ánh nắng chan hòa, các khối phòng được thiết kế hướng đều ra bốn hướng. Riêng khối phòng hướng Tây được xây dựng lùi vào bên trong, đồng thời giảm số cửa kính so với các khối phòng khác. Nhờ vậy, không gian trong phòng vẫn nhận được nắng và ánh sáng tự nhiên, sáng sủa nhưng không quá nóng bức.

Từng khối phòng đều sở hữu thiết kế mái vát cao dần về các hướng. Một đặc điểm thiết kế độc đáo, phù hợp với kiến trúc xây dựng truyền thống ở địa phương. Thiết kế mái vát cùng với sơn tường màu trắng còn là sự mô phỏng lại hình ảnh những bông cúc bi trong sáng, thuần khiết luôn hướng về phía ánh nắng mặt trời, thanh cao và rực rỡ. Một điểm nhấn trong từng phòng chức năng của thư viện chính là các ô cửa kính thiết kế cao chạm mái. Tại mọi hướng của thư viện đều có sự xuất hiện của cửa kính, tạo nên những khoảng mở trong không gian. Nhờ thế mà bên trong thư viện luôn tràn ngập ánh nắng tự nhiên sáng sủa, rộng rãi. Với thiết kế như vậy, cho dù ở vị trí nào cũng có thể ngắm nhìn cảnh sắc tự nhiên bên ngoài, đồng thời tạo nên sự kết nối tự nhiên gần gũi và thoải mái.

Những ô cửa kính cao chạm mái tạo khoảng mở trong không gian

Những ấn tượng trong thiết kế nội thất thư viện

Nội thất thư viện chủ yếu được tạo nên từ vật liệu gỗ địa phương. Bàn ghế gỗ, sàn lát gỗ, các bức tường và mái nhà ốp gỗ. Những đường cong mềm mại của tường gỗ hay trên sàn gỗ khiến mỗi không gian như mềm mại, uyển chuyển và thú vị hơn. Những bức tường gỗ mái nhà gỗ thiết kế cong nhẹ tạo nên không gian mềm mại Một nét riêng biệt trong thiết kế nội thất thư viện đó là thay vì sử dụng quá nhiều bàn ghế, sàn nhà tại một số phòng chức năng sẽ được thiết kế phân tầng, phân bậc tạo nên chỗ ngồi thoải mái, để mỗi buổi tụ họp, giao lưu thêm sum vầy.Chất liệu gỗ địa phương trong thiết kế nội thất cũng tạo nên một không gian đầy tính tự nhiên, ấm cúng và thoải mái. 

Dưới ánh sáng rực rỡ ban ngày, những bức tường màu trắng gợi lên hình ảnh những ngôi nhà trong ngôi làng phía Bắc. Vào ban đêm, khi những bức tường tan vào bóng tối, dưới ánh điện sáng không gian nội thất mềm mại và ấm áp hiện lên. Một khung cảnh nên thơ giữa cánh đồng cúc rộng lớn. Màn đêm buông xuống hiện rõ một không gian nội thất mềm mại và ấm cúnThiết kế đơn giản, chú trọng không gian mở và sự kết nối với cảnh sắc tự nhiên xung quanh đã tạo nên một không gian thư viện dễ chịu. Là “chốn bình yên” của dân làng, tập họp lại với nhau, thư thả cùng thiên nhiên, tâm tình bên những cốc trà ấm, đọc những cuốn sách yêu thích và để tâm hồn trôi nhẹ theo những bản nhạc du dương.

Lan Hương

Theo Archdaily

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *